Quy trình tẩy cáu cặn, vệ sinh nồi hơi

QUY TRÌNH TẨY CÁU CẶN – VỆ SINH NỒI HƠI

Dựa vào thực tế các công trình TLC VIỆT NAM đã thực hiện trong thời gian vừa qua về tẩy cáu cặn nồi hơi và các thiết bị trao đổi nhiệt. Để có chất lượng của vệc tẩy cáu cặn, vệ sinh đạt hiệu quả cao nhất. TLC VIỆT NAM đưa ra “Quy trình tẩy cáu cặn, vệ sinh nồi hơi “. Với các bước của quy trình tẩy cáu cặn nồi hơi được thực hiện tuần tự như sau:

 

QT taylo

Bước 1: Khảo sát – lên phương án

Khảo sát sơ bộ tổng quan về hệ thống nồi hơi như: kiểu nồi hơi, công suất, nhiên liệu đốt, hiệu suất…..
Để đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc cho thiết bị, tuổi thọ của thiết bị thì định kỳ ta phải bảo dưỡng tẩy, vệ sinh cáu cặn. Thời gian tẩy cáu cặn và lượng hóa chất dùng để tẩy cáu cặn đối với thiết bị nồi hơi thường phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Thời gian làm việc, thời gian hoạt động của thiết bị

– Tổng cứng của nước cấp

– Công suất làm việc thiết bị

– Lượng nước tiêu thụ khi thiết bị hoạt động, làm việc

Trước khi tẩy cáu cặn thì phải cho thiết bị dừng hoạt động và được tiến hành theo các bước như sau:

– Dừng cấp nhiệt cho nồi hơi

– Hạ áp trong nồi theo đường xả đáy (trong quá trình hạ áp ta phải chú ý lượng nước trong nồi hơi, không được để nước cạn quá ½ nồi, khi nước trong nồi cạn thì ta tiến hành bơm nước vào nồi để hạ nhiệt trong nồi từ từ, đồng thời kết hợp xả đáy.)

– Khi quá trình hạ áp và bơm nước vào nồi đã đạt yêu cầu (Áp suất trong nồi về 0, và nhiệt độ nước trong nồi đạt nhiệt độ thường thì ta tiến hành tháo kiểm tra nồi và được tiến hành theo các bước sau:

* Tháo kiểm tra trong nồi

– Xả hết nước trong nồi

– Khóa các van cấp hơi và van nước cấp vào nồi

– Lần lượt mở các cửa của nồi hơi để kiểm tra

– Kiểm tra cáu cặn (độ dày, độ cứng, độ đồng đều)

– Kiểm tra chất lượng bề mặt, mức độ ăn mòn, các điểm tắc, thủng bục nếu có…

Khi các khâu chuẩn bị và kiểm tra đã hoàn tất và đảm bảo an toàn thì ta tiến hành tính toán lượng hóa chất dùng trong việc tẩy cáu cặn.

Bước 2: Tiến hành tẩy – vệ sinh

Khi các khâu kiểm tra lên phương án, tính toán lượng hoá chất sử dụng thì ta tiến hành tẩy theo các bước sau:

Đóng tất cả các van xả đáy

Khoá, đóng các cửa hở, kiểm tra độ kín khít của các gioăng (nếu có) đã kín chưa?

Bơm nước sạch vào nồi với thể tích bằng 1/3 thể tích chứa nước của thiết bị

Bơm hóa chất ức chế chống ăn mòn kim loại và hóa chất làm xốp cáu cặn

Bơm vào nồi hoá chất tẩy cáu cặn theo định mức đã tính toán (Bơm ½ lượng hóa chất tẩy..)

Dừng bơm hóa chất và tiến hành bơm nước sạch vào nồi cho đến mức ½ – ¾ thể tích chứa nước của nồi thì dừng để tiếp tục bơm hóa chất tẩy cáu cặn vào nồi

Bơm hết lượng hóa chất vào nồi

Bơm nước sạch vào nồi (thường thường sau khi bơm hết hóa chất thì ta tiếp tục bơm nước sạch vào nồi với mức nước báo trong nồi bằng khi nồi hoạt động hoặc vừa chớm ngập mức ống thủy phía trên…)

Bước 3: Vận hành hệ thống tuần hoàn hoá chất và cấp nhiệt, kiểm tra

Khi hoá chất đã cho vào thiết bị theo định mức đã quy định thì ta tiến hành lắp bơm tuần hoàn và cấp thêm nhiệt cho dung dịch hoá chất tẩy trong thiết bị, bắt đầu tính thời gian cho công việc tẩy cáu cặn.

Ghi chú: Với cấu tạo của mỗi nồi hơi mà ta vận hành trong quá trình tẩy cáu cặn có thể khác nhau. Với loại nồi hơi dạng ống lửa (Nước bên ngoài ống) thì ta có thể giảm bớt công đoạn tuần hoàn mà chỉ cần chỉ cần cấp nhiệt bổ xung cho dung dịch trong nồi là có thể đảm bảo sự khuấy trộn, sự đồng đều của hỗn hợp dung dịch tẩy cáu cặn trong nồi mà không cần tuần hoàn hoặc ta chỉ cần tuần hoàn gián đoạn).
– Khi các khâu đã thực hiện hoàn tất thì ta tiến hành tính thời gian tẩy cáu cặn, trong quá trình tẩy, nếu lắp bơm tuần hoàn thì quá trình lắp và kiểm tra trong quá trình tẩy thực hiện như sau:

Kiểm tra lại toàn bộ các van xả, van cấp xem đã đóng kín chưa

Lắp bơm tuần hoàn dung dịch theo quy trình: Rút nước ở dưới van xả đáy qua đường xả đáy và bơm lên đỉnh thiết bị.

Vận hành bơm tuần hoàn theo quy trình sơ đồ đã định

Định kỳ theo thời gian quy định ta tiến hành kiểm tra lượng hoá chất tiêu tốn đã hoà tan cáu cặn và khả năng hoà tan cáu cặn trong thiết bị….

Gia thêm nhiệt cho dung dịch tẩy cáu cặn trong lò hơi, gia nhiệt cho đến khi nhiệt độ của dung dịch tẩy cáu cặn trong lò hơi đạt trong khoảng 50 – 600C là đạt yêu cầu .

Bước 4: Rửa và trung hoà

Khi quá trình tẩy cáu cặn đã đủ thời gian quy định thì ta tiến hành kiểm tra trước khi tháo xả dung dịch tẩy.

Kiểm tra pH của dung dịch sau thời gian tẩy.

Khi các khâu kiểm tra hoàn tất và đạt yêu cầu thì ta tiến hành xả hết dịch trong thiết bị bằng các van xả đáy. Sau khi xả hết hoá chất ta bơm nước sạch vào đầy phần chứa nước và ngâm trong 10 phút rồi xả.

Khi quá trình rửa đã hoàn tất thì ta tiến hành bơm nước sạch vào thiết bị với lượng V = 1/2 thể tích. Sau đó ta cho hoá chất trung hoà vào lò hơi và tiếp tục bơm nước vào cho đầy. Ngâm trong thời gian 15 -30 phút rồi xả hết và tiếp tục bơm nước sạch vào nồi rửa 1-2 lần thì nồi đã hoàn tất quá trình tẩy và rửa nồi.

Khi các khâu thực hiện trong việc tẩy cáu cặn hoàn tất theo quy trình thì ta tiến hành kiểm tra nghiệm thu sau quá trình tẩy và được thực hiện theo các bước sau:

Tháo các cửa kiểm tra bên trong nồi hơi
Khi các khâu kiểm tra đã hoàn tất thì ta tiến hành thử áp suất tĩnh nồi hơi. Khi mọi thông số đã đạt theo yêu cầu thì thiết bị có thể hoạt động bình thường theo quy trình Công ty đã quy định.
Sau khi các bước tẩy cáu cặn đã hoàn tất thì ta tiến hành thử áp suất tĩnh (thử áp xuất bằng nước) thử đến áp xuất cho đến khi van an toàn bật lên và xì nước ra thì khâu thử xong;

Bước 5: Thử áp lực và vận hành

Kiểm tra bằng mắt thường ( quan sát tại các cửa mở của thiết bị)
Chú ý : Trong quá trình thử ta phải thực hiện từ từ và theo dõi kiểm tra.
Khi các công đoạn thử áp xuất tĩnh xong thì ta tiến hành cho vận hành thiết bị theo trình tự các bước sau:
Bơm nước vào lò theo định mức quy định
Vận hành thiết bị khi áp suất lên 0,5at thì cho dừng lò 15 phút
Vận hành từ 0,5 – 2at thì cho dùng 20 phút
Vận hành từ 2at – 4at thì cho dùng nghỉ 20phút
Khi đã đạt yêu câu ta cho vận hành đến áp suất cần phải sử dụng.

Bước 6 : Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao

Chứng nhận đánh giá bằng văn bản hiệu quả công việc để làm cơ sở để hoàn thiện các điều khoản còn lại trong hợp đồng.
Trước khi tẩy, vệ sinh có cán bộ chuyên trách xuống kiểm tra tình trạng nồi trước và sau khi tẩy.
Chú ý: Các đơn vị tham khảo Quy trình tẩy cáu cặn nồi hơi phải tuân thủ đúng, đủ các bước nêu trên để có hiệu quả tốt nhất.

_________________

QUY TRÌNH THỤ ĐỘNG HÓA BỀ MẶT KIM LOẠI LÒ HƠI
____________________________________________

Kỹ Thuật: Trần Thanh Trước
Email: thanhtruoc@cleanerlight.com
Phone: 0933 174 742